Nám da là một vấn đề phổ biến ở da, gây ra các mảng tối và đổi màu trên da của bạn. Nám da thường xuất hiện phổ biến ở phụ nữ hơn nhiều so với nam giới, mặc dù nam giới cũng có thể mắc bệnh này. Theo Học Viện Da Liễu Hoa Kỳ, 90% người bị nám là phụ nữ.
NỘI DUNG
1. Nám là gì?
Nám da (tên tiếng Anh là Melasma) này thường xảy ra khi mang thai hoặc uống thuốc tránh thai và các kích thích tố khác. Tình trạng này đôi khi cũng được gọi là nám da thai kỳ (pregnancy mask), nhưng nam giới cũng có thể có nám. Nám gây ra các mảng da rám nắng hoặc nâu trên má, mũi, trán và cằm. Nó có thể biến mất sau khi mang thai. Nếu không biến mất, một số loại kem bôi được kê theo toa và một số sản phẩm chăm sóc da không kê đơn có thể điều trị nám.
2. Triệu chứng nám
Nám gây ra các mảng da có màu khác với phần còn lại của cơ thể và các mảng này có màu tối hơn màu da bình thường của bạn. Phần lớn các trường hợp bị nám da mặt và xuất hiện đối xứng, với các vết nám giống nhau ở cả hai bên của khuôn mặt. Các khu vực khác của cơ thể thường xuyên tiếp xúc với ánh sáng mặt trời cũng có thể có nám phát triển.
Các mảng màu nâu thường xuất hiện trên: Má, trán, sống mũi, cằm….
Nám cũng có thể xảy ra trên cổ và cẳng tay. Sự đổi màu da này không làm hại gì về thể chất, nhưng bạn có thể cảm thấy tự ti về vẻ ngoài của bản thân.
Nếu bạn nhận thấy những triệu chứng nám có ảnh hưởng đến cuộc sống của bạn, hãy gặp chuyên gia da liễu để được tư vấn và điều trị các rối loạn về da.
3. Nguyên nhân và yếu tố nguy cơ của nám
Hiện nay, các chuyên gia vẫn chưa chắc chắn hoàn toàn nguyên nhân gì gây ra nám. Những người có da sẫm màu có nhiều nguy cơ mắc nám hơn những người có màu da sáng hơn. Mức độ nhạy với estrogen và progesterone cũng liên quan đến tình trạng này, điều này có nghĩa là thuốc tránh thai, mang thai và liệu pháp điều trị bằng hormone đều có thể kích hoạt nám. Stress và bệnh tuyến giáp cũng được cho là nguyên nhân gây nám.
Ngoài ra, phơi nắng có thể gây nám vì tia cực tím ảnh hưởng đến các tế bào sản xuất ra sắc tố da (tế bào biểu bì tạo hắc tố – melanocytes).
4. Nám da mặt có chữa được không?
Mặc dù không phải tất cả các trường hợp mắc nám sẽ hết sạch sau khi điều trị, nhưng có những biện pháp mà bạn có thể thực hiện để đảm bảo nám không bị nghiêm trọng hơn và giảm thiểu sự xuất hiện của đổi màu da. Các biện pháp này bao gồm:
– Sử dụng trang điểm để che các vùng bị đổi màu
– Dùng thuốc kê theo toa
– Thoa kem chống nắng mỗi ngày với SPF từ 30 trở lên
– Đội mũ rộng vành đủ để che bóng cho khuôn mặt của bạn
– Mặc quần áo bảo hộ, điều này đặc biệt quan trọng nếu bạn ở dưới ánh mặt trời trong một thời gian dài.
Bài viết liên quan
- Lỗ chân lông to: Nguyên nhân và giải pháp khắc phục hiệu quả nhất
- Quầng thâm mắt: Nguyên nhân do đâu?
- Bật mí cách xông hơi và chăm sóc da mặt sau khi xông hơi đúng cách
- BÍ QUYẾT CHỌN TONER PHÙ HỢP VỚI MỌI LOẠI DA
- Bỏ túi 9 “bí kíp” giúp bạn thoát khỏi làn da khô
- 7 thành phần ‘chân ái’ dành cho làn da khô ráp
- Dừng tẩy tế bào chết quá nhiều trước khi làn da bắt đầu “kêu cứu”
- 5 cách đơn giản giúp cơ thể tăng cường collagen tự nhiên
- NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ PEPTIDES
- LĂN KIM CÓ LÀM BẠN TRẺ HƠN?