Kaolin – thành phần chăm sóc da lành tính đến từ thiên nhiên

Kaolin hay còn gọi là đất sét Trung Quốc. Đây là thành phần khoáng chất vô cơ được sử dụng rộng rãi trong mỹ phẩm hiện nay. Hầu hết các sản phẩm có sử dụng Kaolin đều nổi tiếng với khả năng hấp thụ dầu tốt, giúp giảm độ bóng nhờn trên da. Đồng thời, chất này còn có khả năng che khuyết điểm, giúp bạn trông hoàn hảo hơn mỗi khi xuất hiện.

Kaolin được người dùng đánh giá là lớp kem lót hiệu quả cho những người có làn da dầu. Lợi ích của thành phần này hiện đã được ứng dụng trong nhiều phương pháp điều trị và chăm sóc da khác nhau.

I – Nguồn gốc của đất sét Kaolin

Đất sét Kaolin được tìm thấy trong các nhóm Alumina Silicat như thủy tinh. Hầu hết các loại đá dược liệu như: kyanite và dumortierite đều là Alumina silicat. Và Alumina silicat cũng được phát hiện có trong các loại đá chữa bệnh khác như: sapphire, thạch anh tím , heliotrope (đá huyết), ruby, anyolite, ngọc lục bảo, idocrase, rhodonite, hổ sắt, tourmaline xanh lá, alexandrite và moldavit

Nhóm khoáng sản cao lanh bao gồm các khoáng chất phổ biến khác như Dickite, halloysite, nacrite, kaolinite và allophone. Thành phần hóa học của chúng bao gồm 8% Alumina, 46,3% silica và 13,9% nước [Al2Si2O5 (OH) 4]. Có thể thấy Kaolin thực sự là sản phẩm được hình thành trong quá trình biến đổi tự nhiên của fenspat, fenspat và các silicat khác.

Nhóm khoáng chất Kaolin thường được tìm thấy trong lớp trầm tích đất, trầm tích thủy nhiệt và trầm tích đá. Chúng chiếm phần lớn lượng khoáng chất hình thành trên lớp vỏ ngoài của trái đất và có phạm vi tương đối rộng trong môi trường địa chất.

Phần lớn các Silicat này đều có vai trò quan trọng về mặt kinh tế. Hầu hết chúng đều được sử dụng trong các ngành công nghiệp khác nhau. Và các khoáng chất có trong thành phần chính của Kaolin thường được hình thành thông qua chu kỳ hình thành đá. Mặc dù có chung nguồn gốc, nhưng nhìn chung Kaolin có tính chất hóa học hoàn toàn khác với những chất khác.

II – Lịch sử của Kaolin

Khoáng vật cao lanh hay cao lanh có tên bắt nguồn từ Gaoling (Kao-Ling) – một ngọn đồi cao ở Jingdezhen, tỉnh Giang Tây, thuộc Trung Quốc. Mặc dù được khai thác ở  Trung Quốc, nhưng khoáng chất này lại được công nhận lần đầu tiên ở Brazil vào năm 1867

cao lanh

Kailin hay còn được biết đến là Kaolinte được sử dụng phổ biến ở các quốc gia như: Brazil, Vương quốc Anh, Đức, Ấn Độ, Hàn Quốc, Pháp, Trung Quốc và Hoa Kỳ… Khoáng chất này thường được tìm thấy trong các loại đất phong hóa ở khu vực khí hậu nóng ẩm hoặc rừng mưa nhiệt đới.

Có thể thấy, quá trình hình thành Kaolin chịu ảnh hưởng rất nhiều từ nhiệt độ. Sự thay đổi nền nhiệt sẽ quyết định đến loại Kaolin được tạo thành. Chính vì vậy, chất này có quan hệ rất mật thiết đến lịch sử địa chất vùng cũng như các yếu tố thời tiết khác.

III – Phân loại Kaolin

Kaolin có đặc tính co giãn thấp. Trong điều kiện đất mềm, màu trắng sẽ hình thành nên một loại Kaolin có tên là Kaolin trắng. Chất này được hình thành bởi sự phong hóa hóa học của các khoáng chất silicat nhôm như fenspat.

Đồng thời, ở một số nơi khác sẽ hình thành những loại cao lanh có màu sắc như: hồng, cam, đỏ. Đây chính là Kaolin tạo thành bởi oxit sắt. Và đất sét thuần thường có màu vàng hoặc trắng hoặc cam nhạt… Do đất sét được hình thành từ quá trình phong hóa đá nên tùy theo nền phong hóa sẽ phân chia thành nhiều loại đất sét khác nhau.

IV – Kaolin trong mỹ phẩm ngày nay

Khả năng hấp thụ dầu thừa, bụi bẩn nhưng không gây khô căng khiến kaolin có mặt trong các sản phẩm làm sạch da như mặt nạ, sữa rửa mặt, tẩy tế bào chết, thậm chí còn chiếm thành phần chủ đạo, chỉ đứng sau nước. Khác với đất sét từ bùn tro núi lửa (bentonite) vì có độ pH cao nên chỉ phù hợp cho da dầu, kaolin có thể sử dụng cho mọi loại da, kể cả da khô và nhạy cảm.

Kaolin được dùng trong sản xuất xà phòng để tăng khả năng làm sạch, đóng rắn và tạo màu tự nhiên. Với sản phẩm dưỡng da, đặc biệt là dòng đặc trị dành cho da dầu mụn, kaolin là một hoạt chất hiệu quả giúp điều tiết bã nhờn, xoa dịu các nốt sưng đỏ, thúc đẩy quá trình tái tạo tế bào và ngăn ngừa sẹo thâm. Trong phấn trang điểm, kaolin có tác dụng hút dầu thừa, tạo vẻ mịn màng, tươi sáng cho lớp nền. Thành phần này còn được sử dụng để tạo độ lì và tăng khả năng bám màu cho các sản phẩm son.

Hiện nay, kaolin thường được điều chế sẵn ở dạng bột, tiện cho việc sử dụng và bảo quản lâu dài. Bản chất là một loại đất từ tự nhiên nên kaolin không có hạn sử dụng. Đồng thời, đây là sản phẩm có thể dùng với tỷ lệ lên đến 100% (thoa trực tiếp lên da) mà vẫn đảm bảo an toàn và không gây ra kích ứng.

Tự làm mỹ phẩm bằng kaolin là một ý tưởng thú vị. Cách đơn giản nhất để chăm sóc da với kaolin là trộn bột với nước làm mặt nạ/hỗn hợp rửa mặt. Người dùng cũng có thể thêm các loại thảo dược, mật ong, tinh dầu… để tăng hiệu quả dưỡng da.

 

Bài viết liên quan