Nếu bạn đang phải “vật lộn” với làn da khô ráp và kém mịn màng. Thì đây chính là bí kíp dành cho bạn đây! Dưới đây postQuam sẽ hướng dẫn 9 cách để chắm sóc làn da khô nhé.
Đầu tiên, da khô là làn da như thế nào?
Cũng như da dầu, hỗn hợp hay nhạy cảm, da khô là một trong 5 loại da cơ bản mang yếu tố bẩm sinh.
Bạn có thể xác định mình có làn da khô qua những dấu hiệu như
- Cảm giác thô ráp khi sờ lên da
- Da ít bóng dầu
- Da thiếu độ đàn hồi
- Đôi khi đi kèm với triệu chứng kích ứng và bong vảy
Da khô là một trong những vấn đề khiến chị em phải đau đầu. Vì làn da khô thường sẽ lão hoá nhanh hơn, khó ăn phấn khi trang điểm và thường gây ra cảm giác ngứa ngáy khó chịu.
Vậy làm cách nào để chăm sóc cho làn da khô?
1. Giới hạn thời gian tắm
Bạn hãy giới hạn bản thân trong một đến 5 – 10 phút tắm hoặc tắm hàng ngày. Nếu bạn tắm nhiều hơn thế, bạn có thể lột bỏ nhiều lớp dầu của da và làm mất độ ẩm của làn da khô. Quan trọng hơn, bạn nên sử dụng nước ấm hay lạnh thay vì nước quá nóng. Vì nước có nhiệt độ quá nóng sẽ rửa trôi lớp dầu tự nhiên trên da bạn. Khiến tình trạng khô ngày càng nghiêm trọng hơn.
2. Tránh xa các loại sữa rửa mặt có chứa chất tẩy
Đặc biệt tránh xa những chất tẩy như Sodium Lauryl Sulfate, Parabens, Alcohol,… thậm chí là cả hương liệu (Fragrance). Nếu bạn có làn da khô, hãy tìm một loại sữa rửa mặt nhẹ dịu, lành tính. Sẽ còn tốt hơn nếu trong sữa rửa mặt chứa những thành phần giúp làm dịu làn da như nha đam, Panthenol, hoa cúc, hay rau má vì đây là những thành phần giúp làm dịu da cực kỳ hiệu quả. Giúp giảm đi những tình trạng khô, bong tróc hay kích ứng của da.
Bạn cũng nên thoa đủ sữa rửa mặt để loại bỏ bụi bẩn. Nhưng tránh sử dụng quá nhiều, điều này có thể lấy đi lớp dầu tự nhiên của bạn.
3. Dưỡng ẩm cho làn da khô ngay sau khi lau mặt
Sau khi lau khô mặt, hãy dưỡng ẩm cho da trong vòng 1 phút. Vì khi rửa mặt xong, những lỗ chân lông trở nên thông thoáng, những phân tử nước ở lớp biểu bì sẽ rất dễ bị bay hơi. Vì thế, hãy “khoá” một lớp dưỡng ẩm trên da bằng toner hoặc kem dưỡng ẩm ngay sau khi rửa mặt để công sức dưỡng da không “đổ sông đổ biển” nhé!
4. Dùng dưỡng da dạng kem hoặc dầu thay vì gel hay lotion
Da khô là do cơ chế sản xuất dầu không hiệu quả, khiến lớp dầu tự nhiên ít, không đủ dưỡng ẩm cho da. Vì thế, lời khuyên của các chuyên gia là: hãy sử dụng các loại kem dưỡng ẩm dạng kem (cream), dầu (oil) thay vì gel hay lotion. Những dạng kem dưỡng da này sẽ cung cấp đủ độ ẩm, khó bay hơi và “khoá ẩm” cho làn da khô hiệu quả hơn.
5. Lau mặt bằng những loại giấy mềm hoặc bông tẩy trang
Làn da khô sẽ thường đi kèm cùng tình trạng dễ kích ứng do da thiếu đi lớp dầu dưỡng ẩm và làm dịu bề mặt biểu bì. Chất liệu bông hoặc lụa thường mềm và lành tính. Không gây khô ráp hay ma sát quá mạnh vào bề mặt da. Vì thế, nếu bạn không muốn ma sát mạnh và gây tổn thương da sau khi rửa mặt, thì bạn phải “kết bạn” với khăn em bé, hoặc bông tẩy trang nhé!
6. Tránh ngồi gần bếp lửa, lò sưởi
Như Caryophy đã nói ở trên, nguyên nhân dẫn đến tình trạng khô da chính là lượng nước trong da dễ dàng bị bốc hơi. Vì thế ngồi gần bếp lửa hay lò sưởi cũng thúc đẩy quá trình này diễn ra nhanh hơn đấy!
7. Không ngồi quá lâu trong phòng điều hoà
Điều hoà chính là kẻ thù số 1 của làn da khô. Vì không khí trong điều hoà có độ ẩm cực kỳ thấp, nên cũng sẽ ‘vắt kiệt’ nước trong da của chúng ta.
Nếu được hãy hạn chế ngồi điều hoà quá nhiều. Trong trường hợp bạn phải ngồi văn phòng có điều hoà, hãy bật chế độ ẩm hoặc liên tục cấp ẩm cho da nhé. Lúc này, một chiếc bình xịt khoáng sẽ là ‘trợ thủ đắc lực’ của bạn đấy! Bên cạnh đó, bạn cũng có thể dùng nhiều tuyệt chiêu như để 1 thau nước trong phòng điều hoà, lúc này nước sẽ bay hơi và khiến không khí trong phòng ẩm hơn, hạn chế tình trạng khô da.
Bên cạnh đó, máy tạo độ ẩm cũng có thể khắc phục được không khí khô hạn của điều hoà và cả tiết trời mùa đông. Thực ra, đây là một bộ đôi hoàn hảo. Máy tạo độ ẩm sẽ bổ sung độ ẩm cho không khí trong phòng, điều hòa sẽ loại bỏ nhiệt độ nóng từ không khí.
8. Uống nhiều nước
Vấn đề khô da đôi khi xuất phát từ tình trạng da thiếu nước (dehydrated skin). Không chỉ làn da mà những bộ phận khác trên cơ thể của bạn cũng sẽ bắt đầu bộc lộ dấu hiệu khô gia, thiếu nước