Salicylic Acid (BHA) vốn đã rất nổi tiếng trong ngành công nghiệp mỹ phẩm. Những tác dụng của BHA được giới chuyên môn ghi nhận và cộng đồng làm đẹp đã truyền tai nhau áp dụng. Liệu BHA có hiệu quả trong thực tế hay chỉ là công dụng trên giấy mực? BHA hoạt động theo cơ chế nào? Làm sao lựa chọn BHA phù hợp với làn da của bạn?
NỘI DUNG
A. Salicylic Acid là gì?
Salicylic Acid hay còn gọi BHA (Beta Hydroxy Acid) là một loại hormone tự nhiên có nguồn gốc từ thực vật. Loại hormone này chống lại tác hại môi trường và nguyên nhân gây bệnh cho thực vật. Các nhà khoa học đã nghiên cứu và tinh chiết thành BHA để đưa vào các sản phẩm làm đẹp. Do đó, tuy được gọi là axit nhưng nó không nguy hiểm như bạn nghĩ đâu nhé, chỉ là pH khá thấp mà thôi.
BHA hoạt động chủ yếu trong mỹ phẩm như một chất tẩy tế bào chết. Nhưng điều khiến BHA trở thành ngôi sao sáng là nó có thể chống viêm, kháng khuẩn, kháng vi nấm, diệt gàu và có thể trở thành một chất bảo quản hiệu quả. Vậy BHA sẽ trị mụn như thế nào trên da mặt?
1/ Salicylic Acid – BHA tẩy tế bào chết từ sâu bên trong
Nhắc đến Salicylic Acid (BHA), bạn không thể bỏ qua tính năng tẩy tế bào chết. Khác với nhiều loại AHA, BHA chỉ tan trong trong dầu (lipid). Điều này có nghĩa là chúng có thể trượt sâu vào lớp biểu bì để tẩy sạch tế bào chết từ bên trong. BHA còn có thể hòa tan dầu thừa và khiến lỗ chân lông trở nên thoáng sạch hơn.
Salicylic Acid (BHA) cũng là một chất tiêu sừng (keratolytic). Vì vậy, cơ chế BHA tẩy da chết là nới lỏng các liên kết để các lớp da già cỗi, khô sần, sừng hóa tự rụng hoặc bị loại bỏ khi chúng ta rửa mặt. Cơ chế này đồng nghĩa những liên kết do dầu thừa tạo ra có thể dễ dàng bị phá vỡ, lấy đi tất cả tế bào chết, bụi bẩn, dầu thừa, tạo điều kiện cho tới bào mới khỏe mạnh hơn phát triển. Do đó, BHA là cái tên không có đối thủ với công dụng tẩy tế bào chết chuyên sâu.
2/ Salicylic Acid (BHA) trị mụn đầu đen và lỗ chân lông to
Salicylic Acid có tính kháng khuẩn và chống viêm, hoạt động tương tự như tính năng của thuốc giảm đau, chống viêm Aspirin. BHA đẩy nhanh quá trình chín của nhân mụn, nhờ đó bạn có thể loại bỏ sớm nốt mụn, giảm sưng đỏ, đau nhức. BHA có thể đẩy mụn ẩn nhanh chóng trồi lên bề mặt da, từ đó bạn sẽ xử lí dễ dàng và nhanh chóng hơn.
Tính kháng khuẩn của BHA hạn chế sự lây lan của khuẩn mụn trên diện rộng, nhất là mụn ẩn, mụn mủ và mụn viêm. Tính kháng chuẩn và kháng viêm kết hợp của BHA hạn chế sự phát sinh của vi khuẩn mới trên nốt mụn cũ, hạn chế sự quay lại của mụn. Điều này cũng giúp bạn ức chế sự hình thành sẹo sau mụn.
3/ Salicylic Acid (BHA) mờ thâm nám hiệu quả
Chính nhờ cơ chế thanh lọc tế bào chết nền tảng, Salicylic Acid có thể phát huy tối đa các công dụng khác. Quá trình thay mới tế bào liên tục giúp những vết thâm sau mụn sáng lên trông thấy, màu da bị sạm bởi ánh nắng mặt trời cũng được cải thiện đáng kể.
Bất ngờ hơn là trong nhiều nghiên cứu chuyên sâu, bộ đôi Ellagic Acid và Salicylic Acid có hiệu quả chẳng kém cạnh Hydroquinone 4%. Vì vậy, nếu bạn không “ưa” Hydroquinone (vốn đã bị cấm tại một số nước do có thể gây ung thư da), bạn có thể kiên trì với bộ đôi axit nêu trên.
Công dụng điều trị tăng sắc tố của BHA có hiệu quả rõ nét khi được thực hiện bằng kỹ thuật peel da hóa học. Nồng độ BHA từ 20 – 30% sẽ rất thích hợp để xóa mờ thâm nám và khiến da tươi sáng, mịn màng hơn.
4/ Salicylic Acid (BHA) làm mờ nếp nhăn và chống lão hóa
Sử dụng Salicylic Acid tẩy tế bào chết thường xuyên tạo ra sự thay mới liên tục cho tế bào da. Từ đó, BHA kích thích tăng sinh của collagen và elastin, củng cố cấu trúc bề mặt. Độ đàn hồi của da được cải thiện, da sẽ mịn màng và khỏe khoắn hơn.
Ngoài ra, BHA được sử dụng trong peel da hóa học với nồng độ 30 – 40% để tái xây dựng các mô liên kết, làm mờ nếp nhăn, giúp da bằng phẳng và trơn láng hơn.
B. Sử dụng Salicylic Acid (BHA) như thế nào?
Dù là một hoạt chất tác động rất mạnh mẽ nhưng thực tế thì Salicylic Acid khá lành tính cho người sử dụng. Cục FDA đã thừa nhận tính an toàn của BHA trong các sản phẩm không cần kê đơn (OTC). Tuy nhiên, BHA cũng gây tác dụng phụ cho bạn. Rất nhiều trường hợp bị nóng, rát, đỏ, bong tróc, ngứa khi sử dụng BHA, đặc biệt là trong giai đoạn đầu. Bạn có thể khắc phục bằng cách lựa chọn nồng độ axit thích hợp với độ pH ổn định. Nồng độ từ 1 – 2%, độ pH từ 3 – 4 phù hợp có thể sử dụng thường xuyên cho cả làn da nhạy cảm.
Vì độ pH thấp, bạn nên dùng BHA ngay sau bước toner, sau đó mới dùng những sản phẩm khác. Nếu trong routine có AHA, vitamin C, retinol thì:
-AHA dùng trước, sau đó dùng BHA và những sản phẩm còn lại
-Vitamin C, Retinol, các hoạt chất chống lão hóa,… dùng sau BHA
-Các Acids khác áp dụng nguyên tắc pH thấp hoặc Acid hoạt động trên bề mặt thì dùng trước BHA
Một số trở ngại cho người sử dụng là BHA thường đẩy nhanh quá trình chín của nhân mụn nên sẽ khiến mụn ẩn trồi lên bề mặt da. Đây là hiện tượng BHA đẩy mụn rất bình thường khi sử dụng loại acid này. Vì vậy, bạn đừng lo lắng khi thấy tình trạng mụn tồi tệ hơn sau 1 – 2 tháng sử dụng.
Giai đoạn BHA đẩy mụn sẽ kéo dài từ 3 – 4 tuần để đào thải mụn ẩn sâu trong nang lông, đẩy lên bề mặt da. Bạn cần làm sạch nhân mụn để loại bỏ ổ mụn đã chín ra khỏi lỗ chân lông, đẩy nhanh tốc độ phục hồi.
Mặt khác, BHA có thể làm tăng độ nhạy cảm của da lên đến 50%, khiến bạn rất dễ bắt nắng. Do đó, điều tối quan trọng là bạn luôn phải chống nắng khi sử dụng BHA với kem chống nắng SPF 30 trở lên.
Có thể thấy, Salicylic (BHA) là hoạt chất đa năng vô cùng mạnh mẽ. Dù là da nhạy cảm, bạn cũng không phải lo ngại về độ an toàn của nó. Với những làn da ít khuyết điểm, bạn có thể ưu ái cho những hoạt chất “vô thưởng vô phạt”. Nhưng ngược lại, nếu da bạn có quá nhiều mụn, nếp nhăn, lỗ chân lông to, thâm nám, bạn cần những thứ “nặng đô” hơn. Và BHA chính là cái tên phù hợp nhất.
Bài viết liên quan
- SODIUM HYALURONATE – THÀNH PHẦN GIỮ ẨM TUYỆT VỜI CHO LÀN DA CĂNG MƯỢT
- Kem dưỡng mắt – “vũ khí” giúp bạn chống lại dấu vết thời gian
- Vị trí nổi mụn tiết lộ điều gì về sức khỏe của bạn?
- Retinol có phải là phương pháp làm đẹp tối ưu giúp trẻ hoá làn da?
- Mặt nạ đất sét và những công dụng tuyệt vời cho da
- 4 loại mặt nạ cho da dầu hội làm đẹp không nên bỏ qua
- Cân bằng độ pH của da tự nhiên để da khỏe hơn
- Ngỡ ngàng khi biết 7 tác dụng của cà chua với da mặt
- Cách phân biệt kem dưỡng ẩm và gel dưỡng ẩm
- Toner Là Gì? Toner Có Tác Dụng Gì?